Câu chuyện về NOKIA: Tôi chẳng làm gì sai, vậy tại sao tôi lại thất bại?

Trong buổi họp báo công bố việc bị mua lại bởi Microsoft năm 2015, CEO của Nokia đã ngậm ngùi rằng: “Chúng tôi không làm sai điều gì, nhưng không hiểu sao chúng tôi lại thua”. Câu kết thúc của vị CEO này khiến toàn bộ ban lãnh đạo của hãng phải rơi lệ.
Cựu CEO Stephen Ballmer của Microsoft
Nokia là một công ty đáng được ngưỡng mộ khi họ xây dựng nên một đế chế điện thoại di động khổng lồ trước khi smartphone ra đời.

Tất nhiên, hãng cũng chẳng làm gì sai khi vẫn hoạt động kinh doanh theo phương thức thành công cũ. Dẫu vậy, thế giới thay đổi quá nhanh và đối thủ của Nokia cũng quá mạnh.

Rõ ràng, tập đoàn sản xuất điện thoại này đã không chịu khó học hỏi, cải tiến và thay đổi. Hậu quả là họ bỏ lỡ những cơ hội để bứt phá hơn nữa, thành công hơn nữa.

Thời kỳ đỉnh cao, Nokia gần như chiếm lĩnh mảng điện thoại di động. Hãng liên tục cho ra các mẫu điện thoại mới với kiểu dáng khác nhau.

Khi những dòng smartphone đầu tiên được phát triển, Nokia vẫn không nhận ra được việc thay đổi kiểu dáng bề ngoài điện thoại là chưa đủ và bỏ lỡ cơ hội đầu tư cho dòng điện thoại thông minh.

Việc bỏ lỡ này khiến Nokia không chỉ mất tiền bạc mà còn tạo ra cơ hội cho các đổi thủ của hãng vươn lên. Hiện nay, Apple với iPhone, Samsung với Galaxy mới là những người chơi chính trên thị trường chứ không phải Nokia.

Câu chuyện của Nokia cho chúng ta thấy một bài học rằng nếu doanh nghiệp không thay đổi, họ sẽ bị đào thải dần bởi thị trường và các đối thủ.

Chẳng có gì sai khi công ty không muốn thay đổi và trung thành với những yếu tố làm nên thành công của hãng, nhưng nếu quan điểm và tầm nhìn của các CEO không theo kịp được thị trường và thế giới, đế chế kinh doanh của họ sẽ sớm bị lụi tàn và đào thải.

Những lợi thế mà công ty có ngày hôm nay sẽ bị dần bị thay thế bởi xu hướng của ngày mai. Dù công ty không mắc sai lầm nào trong hoạt động kinh doanh, nhưng nếu đối thủ của hãng bắt kịp được cu thế thị trường và tận dụng chúng, doanh nghiệp có thể bị mất dần thị phần và thất bại.

Do đó, các tập đoàn cần liên tục thay đổi, nắm bắt thị trường cũng như xu hướng mới. Việc chủ động làm mới sẽ giúp bạn tạo được thêm cơ hội phát triển và tồn tại.

Ngược lại, nếu những thay đổi của công ty là do tác động từ yếu tố bên ngoài, như thị trường hay đối thủ cạnh tranh, thì có vẻ công ty của bạn đang trên đà bị loại bỏ khi không theo kịp được xu hướng.

Tất cả những công ty từ chối học hỏi và liên tục cải thiện chắc chắn sẽ bị tụt hậu trong tương lai và trở thành một yếu tố không cần thiết trên thị trường và qua đó bị đào thải. Nokia là một ví dụ điển hình và hãng đã phải trả một cái giá vô cùng đắt cho sự chủ quan của mình.

Hoàng Nam
Theo Trí Thức Trẻ
0 Nhận xét